Lễ hội Roóng Poọc

Đây là lễ hội truyền thống của người Giáy ở xã Tả Van, huyện Sa Pa nhằm cầu mong trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bộ thu được tổ chức vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch. Trong số những huyện của Lào Cai thì người Giáy tập trung sinh sống nhiều nhất ở Bát Xát và sau đó là các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thị xã Cam Đường, Sapa rồi đến Than Uyên. Nhiều năm nay lễ hội Roóng Poọc đã trở thành ngày hội chung của nhiều dân tộc ở thung lũng Mường Hoa như người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng. Từ sàng sớm nhiều đoàn người bản xứ và du khách kéo về dự đông đúc có khi đến vài nghìn người.

Bàn thờ với nhiều thứ lễ vật

Hội được tổ chức trên cánh đồng trước làng. Trước lễ hội, chủ làng sẽ thông báo cho các gia đình trong làng để họ có sự đóng góp. Trước đây có người đứng đầu làng được gọi là “srú” hoặc “pinh” và có một người làm “rán đău” (người trong nhà của nhà quan), có nhiệm vụ liên lạc ở xã rồi đi báo cho từng nhà và thu những thứ dân đóng góp.

Bàn thờ cúng thần gồm có : một bát gạo to đặt trên một tấm vải trắng; năm nén hương, 5 chén to đặt úp và 5 chén con đặt lên trên 5 chén to đó để rót nước trà hoặc rượu cúng; Hai đĩa trứng luộc nhuộm đỏ, mỗi bên hai quả; Có đĩa đồ trang sức bằng vàng bạc; có đĩa cá rán, hai củ măng vầu, xôi đỏ 7 bát con, 7 đôi đũa, bỏng ngọt 5 bát; một bát nước lã, trong bát ấy có 5 hào bạc trắng để làm phù phép; sáu quả còn của những cô gái chưa chồng, mỗi bên hai quả. Quả còn do các cô gái chưa chồng đặt lên bàn thờ để cúng thần, cầu mùa.

Lễ vật gồm những quả trứng nhuộm hồng

những đĩa xôi màu đỏ.

Sáng ngày mở hội các chức sắc đến nhà chủ làng để chuẩn bị các đồ cúng thần.Vòng mặt trời được làm từ tre uốn cong lại thành vòng tròn, mặt trời thì dán bằng giấy đỏ, mặt trăng thì bằng giấy màu vàng vào giữa vòng. Mặt trăng có dán con âm dương. Vòng mặt trời còn có ba tua bằng giấy xanh, đỏ, tím, vàng. Cây treo vòng mặt trời (cột tròn) làm bằng cây mai dài khoảng 20m, để cả ngọn được uốn cong lại để buộc vòng mặt trời. Bảy giờ sáng thì tất cả lễ vật đều đã sẵn sàng cho lễ hội..

Thầy mo làm lễ cúng tế

Sau bàn cúng thần đặt một ghế băng, trên đó đặt một chiếc khăn chiên; một đầu ghế đặt một gánh cỏ non, đầu kia đặt một gánh củi nhỏ. Sau khi đặt bàn cúng thì người ta thắp hương và tiến hành lễ chôn cột còn. Cột còn được chôn chặt theo hướng của vòng mặt trời quay về đông. Tiếp theo thầy cúng bắt đầu khấn vái để mời thần thánh đến chứng giám. Tiếp theo xin âm dương bằng một đoạn cành đào dài độ một ngón tay trỏ, chặt vắt hai đầu, chẻ đôi, khi xin nếu một mảnh sấp một mảnh ngửa là thần đã đến, còn không thì xin cho đến khi nào được thì thôi. Sau khi mời thần đến rồi thì lấy bát nước trắng trên bàn cúng như đã được thần phú phép vào và đem lợn, gà, vịt ra giết mổ. Sau khi luộc chín chúng thì bày mâm cỗ lên cúng thần. Những chén nước trà cúng ban đầu được thay bằng rượu trắng

Thầy mo thắp hương rồi khấn bằng tiếng dân tộc nội dung chủ yếu là ước mong cuộc sống sung túc, ấm no hạnh phúc, bảo vệ xóm làng bình yên, lúa cây tốt tươi, trâu bò lợn gà đầy chuồng, cá đầy sông suối, người dân làng không bệnh tật, ốm đau… Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các chò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Thiếu nữ Giáy vui hội ném còn.

Mở đầu là chò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Thanh niên lấy còn đó để ném thủng vòng mặt trăng và mặt trời được treo trên ngọn cột. Sau khi ném thủng vòng người ta lấy quả còn đó và người ném thủng đứng trước bàn thờ thần vái 3 vái, sau đó thầy cúng sẽ rót 4 chén rượu đỏ mời đôi nam nữ, mỗi người hai chén và thưởng cho mỗi người hai hào bạc trắng. Nếu ném hoài mà không thủng vòng mặt trời và mặt trăng thì phải dùng súng bắn thủng, chứ không cả name sẽ không yên ổn.

Tâm còn cao hơn 20m bị ném thủng.

Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục.Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, kể cả du khách cũng có thể tham gia.

Sau lễ hội ném còn, người Giáy bắt đầu một mùa vụ mới.

Ngày hội kết thúc, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên khoẻ mạnh cùng 2 con trâu mộng được chọn cầy 5 đường “xuống đồng” tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu.